
Tin nóng:
Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01
Tin nóng:
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ có gì mới, đặc sắc?Thị trường du lịch Tết Ất Tỵ: Nhiều "tour chất, giá tốt"Hà Nội: Thưởng Tết Ất Tỵ cao nhất là 311 triệu đồng |
Đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức chương trình hoạt động văn hóa mừng Đảng - mừng Xuân với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” với nhiều hoạt động đa dạng.
Đây là hoạt động có tính thường niên của quận Hoàn Kiếm mỗi khi Tết đến, Xuân về. Các hoạt động đón Tết, từ gói bánh chưng, dựng cây nêu đến bày mâm ngũ quả, đều mang đậm giá trị văn hóa lâu đời. Các nghi lễ, chương trình nghệ thuật dân tộc trong dịp này không chỉ giúp người dân ôn lại các giá trị truyền thống mà còn tạo không gian để gắn kết cộng đồng, tạo cơ hội để người Việt khắp đất nước cũng như kiều bào ở xa Tổ quốc cùng hướng về cội nguồn, cùng chia sẻ những giá trị văn hóa đặc sắc.
Chương trình được khai mạc vào sáng 19/1/2025 tại đình Kim Ngân, số 42-44 phố Hàng Bạc. Tại buổi lễ khai mạc, Ban phối hợp với các nhà nghiên cứu văn hóa, CLB Đình làng Việt tổ chức phỏng dựng các nghi lễ truyền thống như: Đoàn dâng lễ cửa Đình, lễ Cáo yết Thành Hoàng và cúng Tổ nghề, lễ dựng cây Nêu…
Đoàn người tham gia dâng lễ trong trang phục áo dài truyền thống đủ mầu sắc đi trong khu phố cổ Hà Nội và di tích Ô Quan Chưởng. Xuất phát từ 7h30 tại số 50 phố Đào Duy Từ, đoàn sẽ đi qua phố Chợ Gạo - phố Trần Nhật Duật – Ô Quan Chưởng - phố Đào Duy Từ - phố Hàng Buồm - Đền Bạch Mã - phố Hàng Ngang - phố Hàng Đào - Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - phố Đinh Tiên Hoàng (Tượng đài vua Lý) - Hàng Khay - phố Lê Thái Tổ (Tượng đài vua Lê) - Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - phố Cầu Gỗ - phố Đinh Liệt - phố Hàng Bạc và dừng lại ở đình Kim Ngân.
![]() |
Chợ hoa Tết phố Hàng Lược- không gian văn hóa quen thuộc của Hà Nội. Ảnh minh họa. |
Lễ vật là những vật phẩm truyền thống ở Hà Nội như mứt tết, trà sen, bánh chưng, bánh cốm, hoa đào… Đoàn thực hiện các nghi thức quan trọng như lễ Cáo yết Thành Hoàng, cúng Tổ nghề, dựng cây nêu tại đình. Cuối cùng, các nghệ nhân sẽ trình diễn thư pháp và các tiết mục âm nhạc dân gian.
Cũng trong dịp này tại các địa điểm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm diễn ra nhiều hoạt động trưng bày, nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm (2 Lê Thái Tổ) diễn ra trưng bày, giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật với chủ đề “Sắc xuân Ất Tỵ 2025” và bộ sưu tập con giáp. Tại không gian bích hoạ phố Phùng Hưng là hoạt động tổ chức các gian hàng giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề truyền thống, các dòng tranh dân gian… Các nghệ nhân và thợ thủ công tham gia giới thiệu các sản phẩm truyền thống.
Cùng đó tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ), Trung tâm Văn hoá nghệ thuật (22 Hàng Buồm), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào) và đình Kim Ngân diễn ra nhiều chương trình biểu diễn âm nhạc nghệ thuật truyền thống, trưng bày vật phẩm văn hóa, gói bánh chưng chào đón Xuân Ất Tỵ.
Đặc biệt chợ hoa tết truyền thống Hàng Lược Hà Nội, một không gian vốn đã quen thuộc với các thế hệ người Hà Nội sẽ khai mạc vào ngày 14/1 (15 tháng Chạp) và kéo dài đến 28/1 (29 tháng Chạp). Đây là điểm hẹn văn hóa thu hút không chỉ người dân Hà Nội mà cả người dân ở nhiều tỉnh, thành khác và du khách nước ngoài về đây thưởng thức nét đẹp chợ Tết cổ truyền. |