Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Cánh cửa FTA

Doanh nghiệp lưu ý gì khi xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Indonesia?

Cánh cửa FTA17:19 | 18/12/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng Indonesia, chủ động giấy chứng nhận Halal và chứng nhận tiêu chuẩn quốc gia của quốc gia này.

Việt Nam đã nhập khẩu bao nhiêu hồ tiêu từ thị trường Indonesia?Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Tại chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại với các thị trường RCEP do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức mới đây tại TP. Đà Nẵng, ông Phạm Thế Cường – Tham tán thương mại Việt Nam tại Indonesia đã thông tin cập nhật về tình hình hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam – Indonesia, những tiềm năng, cơ hội xuất khẩu vào thị trường Indonesia – Thành viên Hiệp định RCEP và những lưu ý cho các doanh nghiệp để có thể tìm kiếm đối tác, xúc tiến xuất khẩu vào thị trường này.

Trong Hiệp định RCEP, Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia các nhóm hàng như là thực phẩm chế biến, hóa chất, các sản phẩm cao su, đặc biệt là nhóm cao su tổng hợp, hàng điện tử, sản phẩm nhựa và dệt may
Trong Hiệp định RCEP, Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia các nhóm hàng như là thực phẩm chế biến, hóa chất, các sản phẩm cao su, đặc biệt là nhóm cao su tổng hợp, hàng điện tử, sản phẩm nhựa và dệt may

Theo Tham tán thương mại Phạm Thế Cường, kim ngạch thương mại Việt Nam-Indonesia đang tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2021. Tổng kim ngạch song phương năm 2021 giữa 2 quốc gia đạt 11,5 tỷ USD, tới 11 tháng 2024 đã lên tới 15,15 tỷ USD. Dự kiến trong cả năm nay, tổng kinh ngạch song phương dự kiến đạt 16 tỷ USD, trong đó xuất khẩu Việt Nam đạt 6 tỷ USD.

Theo đánh giá của thương vụ Việt Nam tại Indonesia, để khai thác tận dụng được Hiệp định RCEP xuất khẩu vào thị trường Indonesia, Việt Nam có nhiều lợi thế trong các nhóm hàng như là thực phẩm chế biến, hóa chất, các sản phẩm cao su, đặc biệt là nhóm cao su tổng hợp, hàng điện tử, sản phẩm nhựa và dệt may. Indonesia cũng có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với gạo, cà phê, mật ong, tinh bột sắn, củ gừng tươi, tỏi, nghệ….

Thị trường Indonesia có những lợi thế đó là có quy mô dân số lớn, lao động trẻ là sức mua rất lớn, thuận lợi thúc đẩy nhập khẩu; kinh tế Indonesia tăng trưởng cao, ổn định, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng; Indonesia cũng có một tầng lớp trung lưu lớn, khoảng 50 triệu người và đang gia tăng nhanh chóng và đây là động lực tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, Indonesia có nguồn tài nguyên phong phú là nguyên liệu đầu vào cho nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. “Việt Nam có thể khai thác thông qua về quy tắc xuất xứ của RCEPđể gia tăng xuất khẩu sang các thị trường của các nước RCEPthông qua tận dụng về quy tắc xuất xứ cộng gộp”, ông Phạm Thế Cường nói.

Một thuận lợi nữa và là thuận lợi chính nhất của RCEP đó là được hưởng thuận lợi hàng hóa thương mại, thuận lợi hàng hóa thương mại, hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối của hiệp định khi xuất khẩu sang Indonesia.

Ngoài ra, các quy tắc đơn giản hóa quy trình về chi phí xuất khẩu, xuất nhập khẩu, quy tắc xuất xứ đơn giản hóa sẽ giảm thời gian chi phí cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, do đó tăng tỷ xuất lợi nhuận, làm gia tăng sự cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.

Những thuận lợi về vị trí địa lý, văn hóa tương đồng, thị trường Indonesia không quá khó tính... cũng là những lợi thế cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu, đầu tư vào thị trường này.

Dù vậy, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cũng cho rằng xuất khẩu sang thị trường Indonesia còn những khó khăn, thách thức không nhỏ.

Khó khăn lớn nhất là tính bảo hộ tại thị trường Indonesia. Đây là thị trường bảo hộ cao nhất trong các nước ASEAN. Để hàng hóa vào được thị trường này ngoài những quy định thuế quan, Indonesia còn một loạt hàng rào phi thuế quan. “Indonesia có hơn 5.000 tiêu chuẩn quốc gia. Trong đó, có hơn 130 tiêu chuẩn quốc gia bắtbuộc áp dụng đối với tất cả các hàng nhập khẩu. Và phải đạt được các tiêu chuẩn thì mới được lưu thông tại thị trường Indonesia”, ông Phạm Thế Cường cho hay.

Một khó khăn khác là Indonesia chỉ định một số nhóm hàng là không được nhập qua các cảng lớn ở khu vực những trung tâm kinh tế lớn mà dịch chuyển sang những cái cảng vùng sâu vùng xa, sau đó xuất ngược vào các cảng lớn, làm tăng chi phí logistics.

Ngoài ra, hàng hóa Việt Nam tại Indonesia không chỉ cạnh tranh với hàng nội địa mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều hàng hóa từ các quốc gia ASEAN, Trung Quốc.

Để thâm nhập được vào thị trường Indonesia, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Indonesia khuyến nghị các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ về thị hiếu sản phẩm tiêu dùng của người Indonesia. Gồm xu hướng tiêu dùng bền vững, thân thiện môi trường; sản phẩm thực phẩm đồ uống có lợi ích cho sức khỏe; chú ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm, ưa chuộng thực phẩm dễ chế biến. Đáng chú ý là vấn đề giá phải cạnh tranh.

Doanh nghiệp Indonesia xúc tiến thương mại tại Hội chợ quốc tế Hành lang kinh tế Đông - Tây Đà Nẵng 2024
Doanh nghiệp Indonesia xúc tiến thương mại tại Hội chợ quốc tế Hành lang kinh tế Đông - Tây Đà Nẵng 2024

Về cách thức tiếp cận người tiêu dùng Indonesia, doanh nghiệp có thể tham dự các hội chợ triển lãm theo từng ngành hàng riêng. Đặc biệt, như đối với thực phẩm, nhóm hàng công nghiệp, Indonesia có những hội chợ triển lãm được xếp hàng đầu ASEAN về quy mô.

Kênh thứ hai để tiếp cận người tiêu dùng là thông qua các nhà phân phối nội địa. Đây là kênh mà bắt buộc phải sử dụng. Chính sách của Indonesia có những quy định chặt chẽ, trong đó, siêu thị không được nhập trực tiếp từ các nhà nhập khẩu mà phải thông qua các công ty phân phối.

Một kênh khác là tận dụng các khái thác đầu mối Việt Kiều, những hiệp hội, các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo Tham tán thương mại Phạm Thế Cường, thương mại điện tử là kênh phù hợp cho những doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Tham tán thương mại Phạm Thế Cường đặc biệt lưu ý, để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Indonesia, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động xin giấy chứng nhận Halal và chứng nhận tiêu chuẩn quốc gia nếu đối với nhóm hàng thuộc tiêu chuẩn quốc gia. “Bởi vì khi tiếp cận với các nhà nhập khẩu Indonesia, họ sẽ chỉ xem xét về chất lượng, giá cả có phù hợp hay không để xúc tiến hợp tác luôn. Nếu doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị các chứng nhận trên thì sẽ mất cơ hội hợp tác, vì thời gian làm các thủ tục này tới 6 tháng”, đại diện Thương vụ Việt Nam khuyến nghị và nói thêm: "Indonesia thường hay áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp có thể liên hệ với Cục Phòng vệ thương mại Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia hoặc Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi để được hỗ trợ".

Ngoài ra, để phòng tránh lừa đảo, tranh chấp thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia lưy ý doanh nghiệp khi hợp tác với doanh nghiệp mới, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đề nghị đối tác cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế để thẩm tra, lưu hồ sơ; đặc biệt là không chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản cá nhân.

Vũ Lê
Tags:
Doanh nghiệp xuất khẩu
Hiệp định RCEP
Chứng nhận Halal
thị trường Indonesia
xuất khẩu thị trường indonesia

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.