Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Cánh cửa FTA

Gỡ vướng từ chính sách, phát triển hàng Việt bền vững tại thị trường EU

Cánh cửa FTA16:45 | 20/07/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Việt Nam cần tăng cường khả năng tiếp cận bền vững với hệ thống phân phối, chuỗi siêu thị, thông qua kế hoạch thực thi tốt các quy định của thị trường EU.

Phát triển giao thương là tiền đề đưa hàng Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tếĐẩy mạnh hợp tác logistics, đưa hàng Việt "thẳng tiến" thị trường EU

Nhiều cơ hội để hàng Việt Nam chinh phục thị trường EU

Có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, EVFTA là hiệp định thương mại tự do thứ tư mà Liên minh châu Âu (EU) ký kết với một nước châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Và dễ nhận thấy, thời gian qua, sau khi Việt Nam - EU ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên có mức tăng tương đối cao, có thời điểm tăng trưởng 2 con số. Thương mại Việt Nam - EU đã có bước phát triển tương đối nhanh chóng và mạnh mẽ.

Trên tinh thần cả hai bên thực hiện tương đối tốt những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, điều này cũng phản ánh quan hệ về chính trị giữa các quốc gia trong EU với Việt Nam đang ở mức tương đối tốt. Các phái đoàn của EU cũng thường xuyên sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và EU 6 tháng đầu năm 2024 đạt 32 tỷ USD. Ảnh minh hoạ

Đánh giá về thương mại song phương Việt Nam - EU trong thời gian qua, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế cho hay, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và EU 6 tháng đầu năm 2024 đạt 32 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 24,5 tỷ USD, tăng 14,1%, nhập khẩu từ EU đạt 7,5 tỷ USD, tăng 5,2%.

Nhờ xuất khẩu khởi sắc so với cùng kỳ năm ngoái đã góp phần cải thiện cán cân thương mại với mức xuất siêu 17 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang EU khởi sắc là nhờ sự phục hồi đáng kể của những nhóm hàng chủ lực như điện thoại, máy tính, hàng dệt may, giày dép cho tới nông, lâm, thủy sản.

Trong các nhóm hàng chủ lực, tăng mạnh nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch xấp xỉ 4,1 tỷ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ; máy móc thiết bị và phụ tùng đạt 3,95 tỷ USD, tăng hơn 22%; giày dép gần 3 tỷ USD, tăng 11,3%... Xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang EU đạt 513 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam cần tăng cường khả tiếp cận thị trường EU bền vững

Chia sẻ thêm về cơ hội, tiềm năng đối với thị trường EU tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu tại Rome 2024 - Thủ đô nước cộng hòa Italia vừa qua, đại diện Thương vụ Việt Nam tại EU cho hay, hiện tại Hiệp định EVFTA đã bước vào năm thứ 5, với biểu B5 bằng không. Theo thông tin của EU thì 99% dòng thuế được tự do hóa. Và Hiệp định EVFTA được đánh giá là một trong những hỗ trợ tốt cho thương mại Việt Nam – EU. Rất nhiều nước ASEAN đang nỗ lực có được một hiệp định như Việt Nam.

"Do vậy, việc bảo vệ quyền lợi từ EVFTA là hết sức cần thiết. Việc bảo vệ này bắt nguồn từ việc đảm bảo hàng hóa Việt Nam được sản xuất và xuất khẩu một cách bài bản, tuân thủ tốt các quy định của EU, nhất là về chất lượng, an toàn sản phẩm" - Thương vụ Việt Nam tại EU nói.

Bên cạnh đó, một số ngành hàng của Việt Nam bị mở rộng điều tra hoặc áp thuế từ các vụ thuế EU áp dụng với Trung Quốc. Điều này ảnh hưởng lợi ích trực tiếp từ EVFTA. Do vậy, Thương vụ Việt Nam tại EU nhấn mạnh, cần đảm bảo ở hai khía cạnh, không có hàng từ nước thứ 3 trá hình vào Việt Nam hưởng lợi từ EVFTA hoặc vào Việt Nam tránh thuế tự vệ, phá giá rồi xuất đi EU.

Để làm được điều này, theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại EU, cần thường xuyên kiểm tra luồng thương mại giữa Việt Nam – EU, Việt Nam – Trung Quốc hoặc một nước thứ 3 xem có những mối quan hệ liên thông nào không.

Ví dụ thời gian vừa qua, Thương vụ đã làm việc rất tốt với đơn vị thực thi thương mại của EU trong vụ mở rộng điều tra thép cán nguội, EU rất hợp tác, đồng ý gặp Thương vụ sau khi hết hạn hợp tác và ghi nhận rất nhiều ý kiến của thương vụ nhưng cũng chia sẻ là tình hình rất khó vì hàng hóa có liên quan gián tiếp đến Trung Quốc.

Theo EU, Việt Nam là đối tác lớn thứ 17 trong thương mại hàng hóa và là đối tác lớn nhất ở ASEAN. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vào EU là giày dép, dệt may, hàng nông sản, hàng điện tử tiêu dùng và nhập khẩu khẩu chủ yếu hóa mỹ phẩm, dược, phương tiện vận tải là hàng có kỹ thuật cao.

Với cơ cấu thương mại đã được định hình tương đối vững do cơ cấu kinh tế và tránh xung đột thương mại, Việt Nam cần tăng cường khả tiếp cận bền vững, vững chắc với hệ thống phân phối, chuỗi dệt may, da giày, siêu thị, thông qua kế hoạch thực thi tốt các quy định về Kinh tế tuần hoàn, thiết kế sinh học, CBAM, EUDR, nhất là thiết kế sinh thái, xử lý rác thải điện tử, thời trang, thực phẩm cũng như tăng cường hiện diện thương mại của các công ty cung ứng của Việt Nam tại Bỉ, tăng tiếp cận của Thương vụ và các nhà nhập khẩu với từng siêu thị, cửa hàng.

Bên cạnh đó, với định hướng của EU, một số lĩnh vực mới xuất hiện có thể tận dụng như các thiết bị chuyển đổi năng lượng, tái chế rác thải, nhựa sinh học, năng lượng mới hydrogen theo hướng hợp tác sản xuất, kinh doanh hai bên cùng có lợi.

Ngoài ra, cần phát huy vai trò của cộng đồng người Việt tại EU trong việc phát triển hàng Việt Nam vào EU. Đại diện Thương vụ Việt Nam tại EU cho biết, thời gian vừa qua các doanh nghiệp Việt kiều đã rất năng động trong việc đưa hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam vào EU, nhất là nông sản mùa vụ và tận dụng tốt ưu thế của EVFTA trong hàng nông sản. Tuy nhiên, việc nhập khẩu còn nhỏ, lẻ ảnh hưởng nhiều đến giá thành.

"Chúng ta có thể nghiên cứu nhiều hơn vai trò của Bộ Công Thương trong việc kết nối các doanh nghiệp Việt kiều để thúc đẩy thương mại song phương. Thương vụ kiến nghị Bộ Công Thương nối lại việc chủ động chỉ đạo các thương vụ phối hợp với Hiệp hội doanh nhân Việt Kiều tại châu Âu tổ chức các hội nghị thường niên với sự tham gia nhiều hơn từ các Thương vụ với các nội dung trao đổi có định hướng... " - đại diện Thương vụ Việt Nam tại EU kiến nghị.

Đỗ Nga
Tags:
xúc tiến thương mại
Bộ Công Thương
Thương mại Việt Nam - EU
xúc tiến thương mại
Hội nghị tham tán
thương vụ Việt Nam tại EU

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.