Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Hàng hóa – Dịch vụ

Lúa mì biển Đen dần chiếm lĩnh thị trường toàn cầu

Hàng hóa – Dịch vụ15:35 | 17/01/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Hoạt động xuất khẩu lúa mì của Nga và Ukraine đón nhận những đánh giá khả quan đã củng cố sức ép cạnh tranh đối với lúa mì Mỹ trên thị trường quốc tế.

Giá ngô có thể tiếp tục xu hướng giảm, vì sao?Lúa mì hồi phục trở lại trước lo ngại về nguồn cungXuất khẩu yếu tại Mỹ gây sức ép tới giá lúa mì

Ukraine và Nga đều là những quốc gia xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới. Phần lớn lúa mì của Ukraine được xuất khẩu qua biển Đen tới châu Phi, châu Á và khu vực Trung Đông. Kể từ sau khi các cảng biển bị phong tỏa, việc thiết lập các tuyến đường thay thế đã buộc nông dân Ukraine phải tìm đến những nhà nhập khẩu ở châu Âu. Trong khi đó, cơ cấu lúa mì Nga dần chiếm phần lớn thị phần tại châu Mỹ nhờ giá cả cạnh tranh trong khi nguồn cung của Argentina - nước sản xuất và xuất khẩu lúa mì chính ở Nam Mỹ - phải đối mặt với tình hình thời tiết bất lợi.

Triển vọng xuất khẩu lúa mì của Nga

Từng được biết đến là quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn trước niên vụ 1999/2000, Nga dần dịch chuyển sang định hướng xuất khẩu khi sản lượng nước này ngày càng đẩy mạnh. Cùng với đó, việc đa dạng hóa thị trường nhập khẩu lúa mì đã tạo cơ hội cho Nga trở thành quốc gia xuất khẩu lúa mì số 1 thế giới và giành phần lớn thị phần trước các nhà xuất khẩu hàng đầu.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây đã nâng dự báo khối lượng lúa mì xuất khẩu trong niên vụ 23/24 của Nga lên mức kỷ lục 51 triệu tấn, tăng 3,5 triệu tấn so với niên vụ trước đó. Mở rộng thị trường xuất khẩu sang Châu Mỹ chính là yếu tố giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lúa mì của quốc gia này.

Một trong những thị trường nhập khẩu lúa mì Nga là Mexico. Với lợi thế nguồn cung giá rẻ, trong vòng 5 tháng đầu niên vụ 23/24, Nga đã xuất 400.000 tấn lúa mì sang Mexico. Mặc dù thị phần lúa mì Mỹ tại Mexico vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu thị phần sang Nga đã khiến tỷ trọng này dần bị thu hẹp.

Bên cạnh đó, một thị trường mới thu hút sự chú ý của Nga là Brazil. Quốc gia này trước đây chủ yếu nhập khẩu từ Argentina nhờ lợi thế vị trí địa lý cũng như những ưu đãi từ Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Tuy nhiên, với lợi thế nguồn cung giá rẻ của Nga và cây trồng tại Argentina phải đối mặt với điều kiện thời tiết nắng nóng từ mô hình La Nina trước đó, lúa mì Nga đã được các nhà nhập khẩu Brazil ưa chuộng hơn trong 5 tháng đầu niên vụ 23/24.

Thời gian xuất khẩu cao điểm của Argentina thường tập trung vào giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, cũng như giá lúa mì tại quốc gia Nam Mỹ này đã cạnh tranh hơn so với nguồn cung từ Nga kể từ cuối tháng 11. Chính vì vậy, triển vọng xuất khẩu của Nga sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường Brazil trong nửa cuối niên vụ 23/24.

\"\"

Triển vọng xuất khẩu lúa mì của Ukraine

Bên cạnh Nga, Ukraine cũng là quốc gia xuất khẩu ngũ cốc lớn trên toàn cầu. USDA đã nâng dự báo khối lượng lúa mì xuất khẩu của nước này lên 14 triệu tấn, nhờ triển vọng xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Mặc dù vậy, dự báo khối lượng lúa mì xuất khẩu của Ukraine vẫn thấp hơn 22% so với niên vụ trước đó do những cản trở tại khu vực Biển Đen - con đường xuất khẩu quan trọng sang châu Á và châu Phi. Thay vì vận chuyển trực tiếp qua Biển Đen, việc mở rộng xuất khẩu thông qua các cảng trên sông Danube đến cảng Constanta của Romania cùng với hệ thống đường sắt Châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại của Ukraine.

Liên minh châu Âu là điểm đến hàng đầu của lúa mì Ukraine trong năm 2023, khi khối lượng xuất khẩu từ tháng 7 đến tháng 10 tăng 29% so với cùng kỳ năm 2022. Theo dữ liệu từ Uỷ ban EU, thị phần lúa mì Ukraine tại EU chiếm tỷ trọng cao nhất với 66%, tính đến đầu tháng 1/2024. Tỷ trọng này tăng vọt kể từ niên vụ 22/23 trước bối cảnh rủi ro mùa vụ tại Tây Ban Nha và Đức được đẩy lên cao, trong khi nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng.

Hoạt động xuất khẩu lúa mì của Nga và Ukraine đón nhận những đánh giá khả quan đã củng cố sức ép cạnh tranh đối với lúa mì Mỹ trên thị trường quốc tế. Tại châu Âu, mùa vụ lúa mì của Pháp đang gặp phải một số khó khăn do những cơn mưa lớn đã càn quét khắp các khu vực phía tây nam nước này. Tuy nhiên, với triển vọng thương mại giữa Ukraine và châu Âu đang gia tăng, lo ngại về nguồn cung lúa mì toàn cầu phần nào sẽ được xoa dịu.

Theo hanghoa247.vn
Tags:
lúa mì
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
xuất khẩu lúa mì
Lúa mì biển Đen

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.