Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Nhịp cầu giao thương

Mỹ nhập đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất từ Việt Nam

Nhịp cầu giao thương15:17 | 23/02/2025
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đang được người tiêu dùng Mỹ quan tâm, do đó tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam có xu hướng mở rộng.

Mỹ là thị trường lớn nhất của hạt điều Việt NamMỹ là thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt NamXuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tính thu về 16,3 tỷ USD

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ trong năm 2024 đã lần đầu tiên vượt mốc 9 tỷ USD khi đạt gần 9,1 tỷ USD, tăng 24% về kim ngạch so với năm 2023. Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại Hoa Kỳ tăng cao, cùng với khả năng nắm bắt xu hướng và đáp ứng yêu cầu của thị trường từ phía doanh nghiệp Việt Nam, đã thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

Mỹ nhập đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất từ Việt Nam
Mỹ nhập đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất từ Việt Nam. Ảnh: Minh họa

Trong năm qua, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam, chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ trong năm 2024.

Về mặt hàng, theo số liệu thống kê của Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC), trong tháng 11/2024, Mỹ nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 1,81 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng 11/2023. Tính chung 11 tháng năm 2024, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ đạt 19,4 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Mỹ nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất từ thị trường Việt Nam trong 11 tháng năm 2024, đạt 8,1 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã và đang được người tiêu dùng Mỹ quan tâm, theo đó hầu hết các mặt hàng có thế mạnh như ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, đồ nội thất phòng ngủ đều có trị giá chiếm tỷ trọng cao. Do đó tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam có xu hướng mở rộng.

Dự báo, nhu cầu đối với đồ nội thất bằng gỗ tại thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng khi Hiệp hội Xây dựng Nhà ở Quốc gia Mỹ dự kiến lãi suất thế chấp 30 năm giảm xuống dưới 6% vào cuối năm 2025, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản và tăng nhu cầu về sản phẩm gỗ. Sự phục hồi kinh tế và gia tăng xây dựng nhà ở tại Mỹ dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm nội thất và gỗ từ Việt Nam.

Để duy trì và mở rộng thị phần đồ nội thất bằng gỗ sang Mỹ, các doanh nghiệp cần cải tiến chất lượng sản phẩm, mở rộng kênh phân phối, ứng dụng các công nghệ mới và chiến lược marketing thông minh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần liên tục theo dõi các chính sách thương mại của Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi chính sách thuế và bối cảnh thương mại toàn cầu. Các chính sách mới có thể ảnh hưởng lớn đến giá cả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Tags:
Bộ Công Thương
xuất khẩu gỗ
thị trường Mỹ
thị trường Hoa Kỳ
cục xuất nhập khẩu
đồ nội thất bằng gỗ
xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.