Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Nhịp cầu giao thương

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil tăng 348%

Nhịp cầu giao thương14:54 | 03/02/2025
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil tăng 348% về lượng, tăng 205,5% về kim ngạch nhưng giảm 32% về giá so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 1.266%Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt NamNhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12 năm 2024, nước ta đã nhập khẩu hơn 367 nghìn tấn lúa mì với trị giá hơn 100 triệu USD, tăng 3,5% về lượng nhưng giảm 0,6% về kim ngạch so với tháng 11.

Lũy kế năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 5,7 triệu tấn lúa mì, tương đương gần 1,6 tỷ USD, tăng mạnh 22,5% về lượng và tăng 1,16% về kim ngạch so với năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân đạt 274 USD/tấn, giảm 17%.

Về thị trường, Ukraine là thị trường lớn nhất cung cấp lúa mì cho nước ta trong năm 2024 với 1,5 triệu tấn, tương đương 384 triệu USD, tăng mạnh 145% về lượng và tăng mạnh 130% về kim ngạch so với năm 2023. Giá nhập khẩu trung bình 256 USD/tấn, giảm 6% so với năm trước.

Bên cạnh Ukraine, thị trường cung cấp lúa mì lớn thứ 2 của Việt Nam là Australia với 1,2 triệu tấn, tương đương hơn 362 triệu USD, giảm mạnh 55,8% về lượng cũng như giảm 60,8% kim ngạch so với năm 2023. Mức giá trung bình 302 USD/tấn, giảm 12% so với năm trước.

Tiếp đến thị trường Brazil với 1,17 triệu tấn, tương đương 293,14 triệu USD, tăng mạnh 348% về lượng và tăng 205,5% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Giá giảm mạnh 32%, đạt bình quân 250 USD/tấn.

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil tăng 348%
Năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil tăng 348% về lượng, tăng 205,5% về kim ngạch. Ảnh minh họa

Trước đó, trong năm 2023, Việt Nam đã chi tới 1,9 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 5,5 triệu tấn lúa mì. Nguyên nhân là do gia tăng nhu cầu về lúa mì trong nước, nhất là ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm.

Lúa mì là một trong những nguồn lương thực thiết yếu, được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Lúa mì được ứng dụng rộng rãi, nhiều nhất chính là làm ra các loại bánh mì, bột mì, tiếp đó là các thực phẩm như mì sợi, bánh kẹo, rượu, bia hay các nhiên liệu sinh học khác.

Theo Hiệp hội chăn nuôi, lúa mì nhập về Việt Nam chủ yếu được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp. Việt Nam không sản xuất lúa mì, vì vậy nguồn cung phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Giá lúa mì nhập khẩu năm nay lao dốc, giảm hơn 20% so với năm ngoái, khiến các doanh nghiệp tận dụng cơ hội giá rẻ, đặc biệt từ Ukraine, để gia tăng lượng nhập khẩu.

Ngọc Ngân
Tags:
Tổng cục Hải quan
nhập khẩu lúa mì
Thị trường Brazil
Thị trường Ukraine

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.