Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Tin tức

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng

Tin tức09:19 | 19/05/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

4 tháng đầu năm 2024, cả nước chi 31,65 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng mạnh 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chi gần 40 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiệnKim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện đạt 8,4 tỷ USDQuý I/2024, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam

Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 4, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 7,6 tỷ USD.

Luỹ kế 4 tháng đầu năm 2024, cả nước chi 31,65 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng mạnh 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 6,2 tỷ USD).

Với kết quả trên, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước, chiếm 27,53% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong 4 tháng đầu năm.

Các thị trường nhập khẩu lớn nhất của mặt hàng trên là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản… Trong đó, thị trường Trung Quốc dẫn đầu với 10,1 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 3,46 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng mạnh 24,3%
4 tháng đầu năm 2024, cả nước chi 31,65 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Hàn Quốc đứng thứ hai với 9,2 tỷ USD, tăng 10,44% (tăng thêm 870 triệu USD). Đứng thứ 3 là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) 3,8 tỷ USD, tăng 18% (tăng thêm 580 triệu USD). Nhật Bản đứng vị trí thứ 4 với kim ngạch nhập khẩu Với 2,62 tỷ USD, tăng 19,63% (tương ứng tăng 430 triệu USD).

Sự phục hồi của các thị trường nhập khẩu điện tử lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc là động lực khiến cho hoạt động nhập khẩu nhóm hàng này sôi động trở lại.

Kim ngạch xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện 4 tháng đạt gần 21,7 tỷ USD, tăng 34,9%, còn điện thoại và linh kiện đạt 18,4 tỷ USD, tăng gần 7%.Tổng xuất khẩu của 2 nhóm hàng này 4 tháng đã vượt 40 tỷ USD.

Trong năm ngoái, xuất khẩu điện tử của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể bởi sức mua của thị trường toàn cầu suy giảm, tuy nhiên vẫn đóng góp 31% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại, linh kiện và máy tính, linh kiện đạt xấp xỉ 110 tỷ USD, trong đó xuất khẩu điện thoại, linh kiện đạt khoảng 52,4 tỷ USD giảm 9,7% so với năm 2022, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 57,3 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2022.

Các thương hiệu điện thoại nguyên chiếc có kim ngạch xuất khẩu cao bao gồm: Samsung, Google, Iphone, Nokia và Xiaomi. Thương hiệu linh kiện điện thoại có kim ngạch xuất khẩu cao gồm Samsung, LG và Sony.

Một số mặt hàng thuộc nhóm máy vi tính, linh kiện có kim ngạch xuất khẩu cao là: các loại bộ vi xử lý, bộ nhớ, module các loại, máy tính xách tay, máy tính bảng, màn hình các loại.

Ngọc Ngân
Tags:
thị trường Trung Quốc
nhập khẩu máy vi tính
nhập khẩu máy vi tính
sản phẩm điện tử và linh kiện

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.