Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Hàng hóa – Dịch vụ

Nhiều cơ hội để du khách biết đến các sản phẩm du lịch vùng nông thôn Lâm Đồng

Hàng hóa – Dịch vụ22:02 | 18/11/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Sản phẩm du lịch vùng nông thôn tại các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng rất nhiều tiềm năng, nhưng chưa được quan tâm đầu tư và khai thác hiệu quả.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Lâm Đồng tại Quảng BìnhLâm Đồng: Chú trọng hội nhập và hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo thống kê, Lâm Đông là tỉnh miền núi có diện tích lớn thứ bảy trong cả nước, với cơ cầu mới gồm 2 thành phố và 8 huyện. Trong đó, diện tích trà và rau hoa công nghệ cao thuộc diện cao nhất nước. Bên cạnh địa bàn trung tâm là thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, sản phẩm du lịch vùng nông thôn Lâm Đồng rất nhiều tiềm năng, nhưng chưa được quan tâm đầu tư và khai thác hiệu quả.

Nhiều cơ hội để du khách biết đến các sản phẩm du lịch vùng nông thôn Lâm Đồng
Sản phẩm du lịch vùng nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng rất nhiều tiềm năng cần khai thác hiệu quả trong thời gian tới. Ảnh: Lê Sơn

Ngoài hệ sinh cảnh đồi núi, sông suối, thác, hồ, đẹp nguyên sơ, hầu như địa bàn nào cũng có tài nguyên nhân văn và địa lý cần cho sự trải nghiệm khám phá như về lâm sinh, nông nghiệp nông thôn mới…

Một số địa bàn có thế mạnh cụ thể: huyện mới Đạ Huoai (sáp nhập bao gồm 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên). Nơi đây, ngoài vườn Quốc gia nam Cát Tiên, còn là khu vực canh tác nông sản lớn với nhiều loài cây trồng đặc trưng giá trị cao về kinh tế như: sầu riêng, măng cụt, tiêu, điều…

Ở vùng ven TP. Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, trung tâm chè, dâu tằm, cà phê, cùng đa sắc về mặt văn hoá của cư dân, hứa hẹn có nhiều tiềm năng để khai thác. Còn tại Cao nguyên Di Linh với sản phẩm chè, cà phê, các hồ nước thuỷ lời, văn hoá của tộc người K’ho.

Tại huyện Đức Trọng, là trung tâm lưu chuyển hàng hoá nông sản lớn của tỉnh, nơi có nhiều cơ sở tôn giáo tín ngưỡng để phát triển du lịch tâm linh và từ thiện. Đối với huyện Đơn Dương, là địa phương có vựa rau lớn nhất cả nước, nơi có thuỷ điện Đa Nhim lâu đời, công trình kiến trúc thánh Ka Đơn được giải thưởng quốc tế, tiềm năng du lịch sinh thái phong phú. Tại huyện Lạc Dương, với núi Langbiang huyền thoại, làng ca hát nổi tiếng với những người con buôn làng, cảnh vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà đa dạng sinh học.

Còn tại huyện Đam Rông nguyên sơ và giàu tiềm năng để khai thát du lịch sinh thái rừng, kết hợp với văn hoá bản địa. Riêng tại Lâm Hà, thương hiệu Hà Nội trên cao nguyên với sự đa sắc về mặt văn hoá, sự phong phú về du lịch sinh thái, cộng với nông nghiệp xanh, cũng cần được xem là một thế mạnh, cần khám phá.

Từ những tiềm năng của từng địa phương trong tỉnh Lâm Đồng, câu hỏi lớn đặt ra ở đây chính là cùng với công cuộc xây dựng nông thôn mới, việc lồng ghép các nội dung có liên quan đến tổ chức thu hút đầu tư và khai thác sản phẩm du lịch vùng nông thôn, du lịch canh nông tại Lâm Đồng, sẽ phát triển ra sao, như thế nào trong thời gian tới.

Theo lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, để phát triển du lịch nông thôn, trước hết cần xây dựng nhận thức trung về du lịch sản phẩm cấu thành du lịch, cũng như tầm nhìn dài hơi của từng địa phương. Tiếp theo, là việc tổ chức kết nối thành từng cụm, tuyến hoặc là vùng du lịch với các sản phẩm chọn lọc đặc trưng để kết nối qua hai trụ chính là Đà Lạt và Bảo Lộc, đồng thời, quan tâm thường xuyên tới khâu đào tạo nghiệp vụ quảng bá hình ảnh địa phương, sản phẩm du lịch thế mạnh đang có, sản phẩm OCOP... Có như vậy, Lâm Đồng mới trở thành điểm đến thường xuyên, đa dạng và phong phú, dành cho khách nội vùng, liên vùng, cũng như đón khách quốc tế nói chung.

Thực tế hiện nay tại các địa phương đang gặp vấn đề lúng túng việc phát triển sản phẩm du lịch nông thôn, đặc biệt về vấn đề pháp lý gặp rất nhiều khó khăn, việc phát triển du lịch nông thôn còn mang tính tự phát, chưa theo khuôn khổ, định hướng lâu dài.

Do đó, để du lịch nông thôn thật sự phát triển bền vững, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp liên kết với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các địa phương, rà soát, nghiên cứu tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, để sản phẩm du lịch nông thôn, gắn với nông thôn mới là một sản phẩm đặc thù, là hướng phát triển mới trong tương lai.

Lê Sơn
Tags:
tỉnh Lâm Đồng
du lịch sinh thái
du lịch canh nông
du lịch nông thôn
tiềm năng thế mạnh
sản phẩm du lịch vùng nông thôn
sản phẩm du lịch vùng nông thôn Lâm Đồng
tỉnh Lâm Đồng
du lịch sinh thái

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.