Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Nhịp cầu giao thương

Quảng Ninh: Hành lang kinh tế sôi động, thúc đẩy giao thương

Nhịp cầu giao thương09:32 | 07/12/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Nhờ nỗ lực không ngừng cải thiện hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, Quảng Ninh đang khẳng định vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển cụm công nghiệpQuảng Ninh thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấpQuảng Ninh đầu tư mạnh mẽ cho khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tận dụng mọi thị trường tiềm năng

Với lợi thế là tỉnh duy nhất của Việt Nam giáp biên giới cả trên bộ và trên biển với Trung Quốc, Quảng Ninh sở hữu hệ thống cửa khẩu quốc tế trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương giữa hai nước. Việc hoàn thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái và việc mở cửa cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung đã càng củng cố thêm vị thế của tỉnh trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái khi đi vào hoạt động đã tạo thành một chuỗi liên kết giao thông hoàn chỉnh từ Lào Cai đến Móng Cái, kết nối các tỉnh thành trọng điểm của Việt Nam với các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc. Điều này không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa hai nước.

Hoạt động XNK tại cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên (TP Móng Cái).
Hoạt động xuất nhập khẩu tại cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên (TP Móng Cái). Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh

Việc mở cửa cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc) là một bước đi quan trọng nhằm tạo thêm một tuyến giao thương mới, góp phần giảm tải cho các cửa khẩu hiện hữu và tăng cường kết nối giữa các địa phương biên giới của hai nước. Đây cũng là tiền đề quan trọng để hai bên tiếp tục hợp tác đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Với những lợi thế về vị trí địa lý và hạ tầng giao thông, Quảng Ninh đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển kinh tế, xã hội. Tỉnh Quảng Ninh có thể tận dụng lợi thế này để thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là các ngàng có khả năng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Tại Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, với những cố gắng, nỗ lực của các ngành chức năng, hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu năm 2024 đến nay có nhiều khởi sắc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản đông lạnh, nông sản bèo, cói, hạt tiêu, nhãn khô, hạt sen khô, cá khô, cá cơm…

Để đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh chóng và thuận lợi, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, bố trí địa điểm bảo quản hàng hóa, phân loại chất lượng hàng hóa, giảm thời gian chờ xuất khẩu. Phối hợp với các lực lượng chức năng để điều tiết giao thông, bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Năm 2024, Quảng Ninh phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong tỉnh đạt 11% so với cùng kỳ, trong đó tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu 65%; tăng tỷ trọng vào thị trường xuất khẩu khu vực châu Á đạt khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu; thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu đạt khoảng 5%; thị trường xuất khẩu khu vực châu Mỹ đạt khoảng 2%; thị trường xuất khẩu khu vực châu Phi đạt khoảng 1%; thị trường xuất khẩu khu vực khác đạt khoảng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024.

Để đạt được mục tiêu này, trong những tháng cuối năm, tỉnh Quảng Ninh tập trung vào một loạt các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm địa phương và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tỉnh Quảng Ninh tích cực tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao và công nghệ thông minh. Việc tập trung vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn sẽ giúp tạo ra nguồn hàng xuất khẩu ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo quá trình quản lý sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tỉnh Quảng Ninh cũng tập trung cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao năng lực thông quan tại các cửa khẩu. Những nỗ lực này nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Ngoài ra, Quảng Ninh cũng khuyến khích các dự án nghiên cứu về vật liệu mới và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu nâng cao chất lượng các sản phẩm nông lâm thủy sản để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu, Nhật Bản, Canada và Trung Quốc. Việc đạt được các chứng nhận như Global G.A.P và Organic sẽ giúp sản phẩm của Quảng Ninh dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tính này.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, Quảng Ninh đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các mạng phân phối hàng hóa tại thị trường nước ngoài. Tăng cường năng lực của các tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đang kêu gọi đầu tư vào các dự án sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn và có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và phát triển các loại hình dịch vụ logistics.

Ngoài ra, Sở Công Thương Quảng Ninh đang tập trung vào một loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và đa dạng hóa thị trường. Thông báo kịp thời đến các doanh nghiệp về các quy định mới, thông tin thị trường xuất khẩu, các chương trình xúc tiến xuất khẩu và tình hình hoạt động tại các cửa khẩu. Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử (C/O điện tử) trên chính quyền số với dịch vụ công mức độ 4 toàn phần.

Với những giải pháp cụ thể và đồng bộ, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Nguyễn Thanh
Tags:
hợp tác kinh tế
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh
tỉnh Quảng Ninh
sản phẩm OCOP Quảng Ninh
xuất nhập khẩu
xuất nhập khẩu Quảng Ninh
giao thương Việt Nam - Trung Quốc
xúc tiến thương mại Quảng Ninh

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.