Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Cánh cửa FTA

Tận dụng cơ hội từ FTA: Xuất khẩu tôm bứt phá

Cánh cửa FTA15:51 | 12/02/2025
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Xuất khẩu tôm Việt đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường tôm thế giới nếu tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội khi xuất khẩu khẩu thủy sản sang thị trường Hoa KỳUKVFTA: Đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Vương quốc AnhNỗ lực để xuất khẩu tôm giữ vị thế trên thế giới

Lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường tôm thế giới nếu tận dụng tốt hơn nữa các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Việt Nam là một trong số ít quốc gia có nhiều FTA, tạo lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường quốc tế.

Đến nay, Việt Nam đã ký kết và cơ bản kết thúc đàm phán 17 Hiệp định FTA với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ; đang đàm phán, chuẩn bị khởi động đàm phán 3 Hiệp định và 1 khung khổ kinh tế. Do đó, cơ hội cho xuất khẩu thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng vươn tầm là không nhỏ.

Với đẳng cấp, trình độ chế biến sâu, tôm Việt Nam đã thâm nhập các hệ thống phân phối tiêu thụ lớn, cao cấp, ở các thị trường trọng điểm thế giới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết lợi thế và dư địa của các Hiệp định này mang lại.

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường tôm thế giới
Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường tôm thế giới. Ảnh: VASEP

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong công tác xuất khẩu, ngành thủy sản đã xuất khẩu hơn 160 thị trường. Trong đó, có 4 khu vực tỷ đô – nơi chúng ta có Hiệp định thương mại tự do, song phương hoặc đa phương.

Cụ thể, khu vực thị trường Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chiếm khoảng 25% thị phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Tiếp đến là thị trường châu Âu với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chiếm khoảng 10%. Thị trường Hàn Quốc với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) chiếm khoảng 9%.

Vượt thách thức, nắm bắt cơ hội

Với ngành tôm, không dễ để tận dụng được các ưu đãi thuế quan từ các FTA. Ví dụ, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đã ký kết nhưng tôm nguyên liệu nuôi phải theo chuẩn phía EU.

Đối với tất cả hàng xuất khẩu vào thị trường EU bắt buộc phải tôn trọng các quy định về an toàn thực phẩm của EU. Con tôm Việt Nam vào được các chuỗi phân phối bán lẻ lớn của EU phải thỏa mãn hàng chục tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. Tồn dư hóa chất, vi sinh, kháng sinh, kim loại nặng,… trong con tôm phải ở mức cực kỳ thấp.

Sau bao nỗ lực, con tôm Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường EU. FTA đang mang đến những vận hội lớn, vấn đề chỉ còn là, phải làm sao để duy trì ổn định lâu dài chất lượng sản phẩm trong một thị trường khó tính, nhưng đã vào được là khẳng định được uy tín trên thị trường thế giới.

Hiện, Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan đầu mối về đàm phán và thực thi FTA đã và đang tăng cường kết nối với bộ ngành, địa phương, hiệp hội và các bên liên quan để tạo hệ sinh thái liên kết nhằm giúp ngành tôm tận dụng FTA hiệu quả.

Ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống, Bộ Công Thương đang tập trung vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP, RCEP, đặc biệt là Hiệp định CEPA (Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) mới được ký kết.

Việc tận dụng hiệu quả các FTA là chìa khóa quan trọng để ngành tôm Việt Nam vươn tới những tầm cao mới.
Việc tận dụng hiệu quả các FTA là chìa khóa quan trọng để ngành tôm Việt Nam vươn tới những tầm cao mới. Ảnh: VASEP

Để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các thị trường này, Bộ Công Thương đã triển khai một loạt chương trình xúc tiến thương mại và kết nối doanh nghiệp với các đối tác quốc tế thông qua các hội chợ, triển lãm, cùng các sự kiện giao thương trực tuyến. Bộ cũng chú trọng cung cấp các hỗ trợ về thông tin thị trường, tiêu chuẩn xuất khẩu giúp doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đáp ứng yêu cầu của các đối tác mà còn tận dụng tối đa các ưu đãi thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng xuất khẩu vào những thị trường mới và khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việc tận dụng hiệu quả các FTA là chìa khóa quan trọng để ngành tôm Việt Nam vươn tới những tầm cao mới. Bên cạnh nỗ lực của các cơ quan nhà nước, sự chủ động, sáng tạo và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yếu tố then chốt để biến các cơ hội thành hiện thực.

Ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng trong năm 2024 với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ. Các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng tích cực như: Tôm gần 4 tỷ USD, tăng 16,7%; cá ngừ gần 1 tỷ USD, tăng 17%; cá tra 2 tỷ USD, tăng 9,6%. Đóng góp quan trọng vào kết quả này là việc triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa cơ hội từ các FTA mà Việt Nam tham gia ký kết.
Nguyễn Vy
Tags:
xuất khẩu thủy sản
Hiệp định Thương mại tự do
ngành tôm Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do (FTA)
Xuất khẩu tôm
Xuất khẩu tôm Việt Nam

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.