Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Cánh cửa FTA

Tận dụng Hiệp định RCEP: Ngành gỗ thay đổi để gia tăng năng lực cạnh tranh

Cánh cửa FTA09:09 | 16/11/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

RCEP mang lại nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp gỗ, song để tận dụng những lợi thế này, doanh nghiệp cần phải chủ động chuyển đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hiệp định RCEP: Cơ hội và thách thức đối với việc thu hút đầu tư vào Việt NamHiệp định RCEP: Cánh cửa vàng mở ra thị trường tỷ đô cho thủy sản Việt NamNâng cao chất lượng nông sản để tận dụng tối đa lợi ích của RCEP

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Hiệp định chiếm khoảng 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu, trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử.

RCEP mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam thêm một con đường ưu tiên để thúc đẩy kinh doanh, đặc biệt là xuất nhập khẩu với 14 đối tác, nhất là với các thị trường Đông Bắc Á và châu Đại Dương.

Qua gần 3 năm thực thi, RCEP đã tạo ra một không gian cộng hưởng rộng lớn, mà ở đó các doanh nghiệp Việt có cơ hội xuất nhập khẩu hàng hóa với không hoặc rất ít rào cản về thuế quan, giá thành vì thế cũng có cơ hội để cạnh tranh hơn. Đặc biệt, nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan trong RCEP dễ dàng hơn bất kỳ FTA nào đã có.

Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch  kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Ảnh: Chí Tâm

Đối với ngành gỗ Việt Nam, cam kết thuế quan khá thoáng khi bỏ thuế ở một loạt các mặt hàng trọng điểm xuất khẩu sang thị trường trong khối, nhất là các thị trường xuất khẩu hàng đầu của ngành như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đơn cử, với thị trường Hàn Quốc, mức thuế của viên nén về 0% sau khi hiệp định có hiệu lực; gỗ dán đã giảm xuống còn 4,7% trong năm thứ nhất và tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo khi hiệp định có liệu lực.

Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam - đánh giá, đối với ngành chế biến xuất khẩu gỗ, ưu đãi thuế quan trong RCEP trao thêm cho các doanh nghiệp một cơ hội để gia tăng sức cạnh tranh và thị phần ở không chỉ các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, mà còn cả ở các thị trường vốn chưa hoàn toàn quen thuộc với đồ gỗ Việt Nam như ASEAN hay châu Đại Dương. Vì khách hàng trong khu vực này còn thuộc nhiều phân khúc rất đa dạng, trong đó có những nhóm không quá khó tính, lại có nhu cầu cao đối với nhiều sản phẩm gỗ xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

"Điều này mở ra cơ hội cho nhiều hơn các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, nhất các doanh nghiệp nhỏ và vừa với năng lực cạnh tranh chưa phải là quá mạnh", ông Hoài nhấn mạnh.

Ở chiều nhập khẩu, với RCEP, trong bối cảnh một tỷ lệ không nhỏ thiết bị ngành gỗ của Việt Nam nhập khẩu từ các nguồn như Nhật Bản, Trung Quốc…, tận dụng RCEP có thể giúp doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong cải tiến công nghệ, năng lực sản xuất nhờ vào việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại và hiệu quả hơn.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi khi nhập khẩu đầu vào phục vụ sản xuất với thuế quan ưu đãi từ khu vực này. Đây là một lợi ích rất đáng chú ý với doanh nghiệp chế biến gỗ bởi RCEP là khu vực cung cấp phổ biến nhất các phụ kiện như đinh ốc vít, chốt, bản lề, ray trượt, trục cao su… đến các loại vật tư ngành gỗ như hóa chất, xốp, mút, ván bề mặt, bột keo, sơn, giấy nhám….

Một dây chuyền sản xuất đồ gỗ xuất khẩu
Một dây chuyền sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Ảnh: An Hiếu

Tuy nhiên, ông Ngô Sỹ Hoài cũng lưu ý, theo xu thế chung, dần dần, tất cả các thị trường nhập khẩu đồ gỗ trong khối RCEP sẽ siết chặt các điều kiện liên quan đến yếu tố xanh; xanh từ sản xuất đến thương mại xanh, tăng trưởng xanh… Vì vậy, ngành chế biến gỗ xuất khẩu buộc phải đáp ứng yêu cầu truy xuất đến tận người trồng rừng.

"Đây không còn là đòi hỏi mang tính tự nguyện, mà đã trở thành điều kiện bắt buộc nếu muốn bán hàng cho đối tác", ông Hoài nói.

Để ngành gỗ Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế, tiếp tục tận dụng các cơ hội từ FTA nói chung và RCEP nói riêng, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) khuyến cáo, các nhà quản lý doanh nghiệp cần quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng một cách chặt chẽ nhằm loại bỏ những rủi ro đối với nguồn gỗ bất hợp pháp.

Hệ thống quản lý chuỗi cung hiệu quả cũng góp phần giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ các rủi ro khác có liên quan đến các vấn đề xã hội và môi trường. Ngoài ra, áp dụng hệ thống chuỗi cung hiệu quả còn trực tiếp góp phần tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng tính cạnh tranh trong thương mại sản phẩm.

Chí Tâm
Tags:
Bộ Công Thương
xuất khẩu gỗ
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
Hiệp định RCEP
Ngô Sỹ Hoài
Xuất khẩu gỗ Việt Nam
Chuỗi cung ứng gỗ bền vững
Xanh hóa sản xuất gỗ
RCEP tác động đến doanh nghiệp gỗ
RCEP và ngành gỗ

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.