Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Tin tức

Thích thú xem nghệ nhân ở Gia Lai trổ tài đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Tin tức11:05 | 10/11/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm tổ chức dưới chân núi lửa Chư Đang Ya là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân người dân tộc thiểu số ở Gia Lai.

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia LaiPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Sáng 10/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, triển khai thực hiện Kế hoạch số 657/KH-UBND ngày 23/3/2023 của UBND tỉnh về Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đơn vị đã tổ chức “Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch” tại huyện Chư Păh. Chư Păh là 1 trong 5 địa phương của tỉnh cùng với TP. Pleiku, huyện Mang Yang, Kbang và Đak Đoa được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai chọn để tổ chức cuộc thi.

Cuộc thi đặc biệt hơn khi được tổ chức dưới chân núi lửa Chư Đang Ya - nơi được tạp chí Anh quốc bầu chọn là một trong những miệng núi lửa đẹp nhất thế giới năm 2018.

Cuộc thi là sân chơi cho các nghệ nhân dệt thổ cẩm, đan lát và tạc tượng trên toàn huyện được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm

Đây không chỉ là dịp để tạo sân chơi cho các nghệ nhân dệt thổ cẩm, đan lát và tạc tượng trên toàn huyện được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, mà thông qua cuộc thi này, địa phương sẽ tìm kiếm và tôn vinh sự đóng góp, cống hiến của các nghệ nhân, những người luôn phát triển và không để những nếp nghề truyền thống bị mai một và là dịp để du khách thập phương có cơ hội mua sắm những sản phẩm độc đáo truyền thống của địa phương.

Theo Ban tổ chức, cuộc thi quy tụ 45 nghệ nhân đến từ các xã, thị trấn trên toàn huyện Chư Păh. Trong đó có 30 nghệ nhân thi dệt thổ cẩm và 15 nghệ nhân thi đan lát.

Tại cuộc thi, các nghệ nhân tham gia đan lát và dệt thổ cẩm truyền thống với các mẫu phong phú để tạo ra các sản phẩm quà lưu niệm như: Gùi nhỏ, bình hoa, mẹt, vật dụng trang trí, túi xách, ví, khăn quàng cổ, áo,... Các sản phẩm đạt giải, Ban tổ chức sẽ giữ lại để trưng bày, quảng bá trong các sự kiện văn hóa du lịch của địa phương.

Cuộc thi quy tụ 45 nghệ nhân đến từ các xã, thị trấn trên toàn huyện Chư Păh

Sau thời gian tranh tài, kết quả, nghệ nhân Rơ Châm Vơn (làng Pok, xã Ia Khươl) giành giải nhất ở nội dung dệt thổ cẩm. Trong khi đó, giải nhất ở nội dung đan lát được trao cho nghệ nhân Rơ Châm Beoh (làng Hreng, xã Hòa Phú).

Ông Rơ Châm Beoh (làng Hreng, xã Hòa Phú) là một trong những nghệ nhân có thâm niên nhất với nghề đan lát đến với cuộc thi. "Mình rất vui vì gặp được nhiều người ở các làng, xã khác khi tham gia cuộc thi. Tại đây, mình có thể học hỏi thêm được nhiều cách đan hoa văn, họa tiết mới lạ mà trước giờ chưa từng thử để sau này có thể trau chuốt chiếc gùi của mình cho đẹp hơn. Mình hy vọng các sản phẩm từ đan lát sẽ được nhiều người tìm mua. Bên cạnh đó, mình mong qua cuộc thi này, người trẻ sẽ biết đến nghề đan lát truyền thống nhiều hơn để nghề này không bị mai một" - ông Rơ Châm Beoh chia sẻ.

Nghệ nhân Rơ Châm Vơn (làng Pok, xã Ia Khươl) là một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Nghệ nhân Rơ Châm Vơn (làng Pok, xã Ia Khươl) là một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm. Bà xem mẹ dệt thổ cẩm từ nhỏ, dần dà cũng đem lòng yêu thích món nghề truyền thống này và trở thành một nghệ nhân tài ba. "Tôi rất hào hứng khi tham gia cuộc thi này vì được thoả sức thể hiện sự sáng tạo cũng như quảng bá cho mọi người biết đến các sản phẩm truyền thống. Thông qua cuộc thi, tôi cũng học hỏi thêm rất nhiều từ lớp trẻ, những hình ảnh, hoạ tiết độc đáo để có thể làm các sản phẩm sau này của mình mới lạ hơn. Tôi rất vui vì đã đạt giải nhất ở cuộc thi, đây là động lực để tôi tiếp tục giữ nghề và truyền lại cho con cháu sau này" - nghệ nhân Rơ Châm Vơn bộc bạch.

Ngoài xem trình diễn dệt thổ cẩm, đan lát, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng nghệ nhân trổ tài tạc tượng dân gian truyền thống trên gỗ. Từ sức khoẻ bền bỉ và đôi tay dẻo dai, những nghệ nhân đã tài tình khắc hoạ lên gỗ những bức tượng mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Chị Huỳnh Kim Ánh (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) chia sẻ: "Khi đến cửa hàng lưu niệm, tôi cũng đã thấy qua những sản phẩm dệt thổ cẩm, đan lát của người Jrai nhưng chưa bao giờ được xem trực tiếp các nghệ nhân làm ra sản phẩm thế này. Các sản phẩm ngoài đẹp ra còn rất độc đáo, ấn tượng. Tôi cũng đã mua một vài sản phẩm làm kỷ niệm và đem đi tặng cho bạn bè".

Một số hình ảnh ấn tượng tại "Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch":

Chư Păh là 1 trong 5 địa phương của tỉnh cùng với TP. Pleiku, huyện Mang Yang, Kbang và Đak Đoa được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai chọn để tổ chức cuộc thi.
Cuộc thi đặc biệt hơn khi được tổ chức dưới chân núi lửa Chư Đang Ya - nơi được tạp chí quốc bầu chọn là một trong những miệng núi lửa đẹp nhất thế giới năm 2018.
Thông qua cuộc thi này, địa phương sẽ tìm kiếm và tôn vinh sự đóng góp, cống hiến của các nghệ nhân, những người luôn phát triển và không để những nếp nghề truyền thống bị mai một.
Có 30 nghệ nhân thi dệt thổ cẩm.
Tại cuộc thi, các nghệ nhân tham gia dệt thổ cẩm truyền thống với các mẫu phong phú để tạo ra các sản phẩm quà lưu niệm như: túi xách, ví, khăn quàng cổ, áo,...
Các sản phẩm đạt giải, Ban tổ chức sẽ giữ lại để trưng bày, quảng bá trong các sự kiện văn hóa du lịch của địa phương.
Kết quả, nghệ nhân Rơ Châm Vơn (làng Pok, xã Ia Khươl) giành giải nhất ở nội dung dệt thổ cẩm và nghệ nhân Rơ Châm Beoh (làng Hreng, xã Hòa Phú) đạt giải nhất ở nội dung đan lát.
Ngoài xem trình diễn dệt thổ cẩm, đan lát, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng nghệ nhân trổ tài tạc tượng dân gian truyền thống trên gỗ.
Các sản phẩm được tạo ra từ sức khoẻ bền bỉ và đôi tay dẻo dai của các nghệ nhân.
Những bức tượng sau khi hoàn thành mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Bài và ảnh: Hiền Mai
Tags:
tỉnh Gia Lai
dệt thổ cẩm
nghệ nhân Jrai
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Núi lửa Chư Đang Ya
đan lát truyền thống
tạc tượng trên gỗ

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.