Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Tin tức

Thiếu vắng nhân lực khoa học công nghệ là rào cản với doanh nghiệp Việt

Tin tức14:30 | 03/12/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Nhân lực khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nhưng hiện vấn đề này vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu MỹDoanh nghiệp Việt hào hứng giao thương, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu vào thị trường châu MỹTìm kiếm cơ hội cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc

Đây là nhận định được đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030” tổ chức tại Hà Nội ngày 3/12/2024.

Hội thảo do Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) và Viện Nghiên cứu truyền thông và phát triển tổ chức.

Ý kiến các chuyên gia tại hội thảo cho thấy, mặc dù đạt được những thành công đáng ghi nhận, tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại những điểm hạn chế, như: Thiếu các sản phẩm, thương hiệu có khả năng cạnh tranh quốc tế, các sản phẩm xuất khẩu chính do người Việt sản xuất có giá trị gia tăng còn thấp, các sản phẩm công nghệ cao phần lớn do các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) làm chủ, khu vực nội địa tham gia vào chuỗi toàn cầu còn hạn chế.

Tại hội thảo nhiều chuyên gia nhận định, doanh nghiệp Việt Nam thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên sâu để dẫn dắt các dự án công nghệ phức tạp. Ảnh: Quang Lộc

Thực tế cho thấy, với quy mô nhỏ, nguồn vốn thấp, doanh thu hạn chế, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chỉ tập trung cho những hoạt động sản xuất kinh doanh cho lợi nhuận trước mắt; trong khi đó, năng lực khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp là yếu tố quyết định năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng, quan tâm, đầu tư đúng mức.

Một trong những hạn chế của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói riêng là thiếu vắng nhân lực khoa học công nghệ cũng như chưa phát huy được vai trò của lực lượng xã hội quan trọng này cho phát triển doanh nghiệp. Nhà nước vẫn chưa có đủ cơ chế, chính sách đột phá trong việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ đối với sự phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Sự thiếu vắng nhân lực khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp trở thành rào cản trong việc thực hiện chính sách liên kết giữa ba nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp) trong việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Kết quả khảo sát được đưa ra tại hội thảo cho thấy 3 khó khăn lớn nhất trong đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tại Việt Nam là thiếu vốn, chi phí nhiều (55,6% doanh nghiệp được khảo sát), thiếu kinh phí đầu tư công nghệ mới (51,8%) và thiếu nhân lực khoa học công nghệ có chất lượng.

Cùng đó chất lượng nhân lực khoa học công nghệ tại doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế với việc đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phát triển chủ yếu có trình độ đại học (75%) trong khi tỷ lệ có trình độ tiến sĩ chỉ chiếm 1%. Điều này cho thấy doanh nghiệp trong nước thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên sâu để dẫn dắt các dự án công nghệ phức tạp.

Giải pháp để khắc phục tình trạng trên theo các chuyên gia là cần tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ và thu hút nhân tài, tăng cường đầu tư ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển nhất là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI) và chuyển đổi số.

Bên cạnh đó liên quan đến cải cách giáo dục và đào tạo nhân lực trẻ, cần chú ý đào tạo tập trung cho công nghệ số, AI, kỹ năng mềm như tư duy sáng tạo và quản trị dự án.

Trong phát triển thị trường khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, cần khuyến khích hợp tác chặt chẽ giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ.

Quang Lộc
Tags:
doanh nghiệp Việt Nam
đổi mới sáng tạo
doanh nghiệp nhỏ và vừa
khoa học và công nghệ
tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
khả năng cạnh tranh
trí tuệ nhân tạo AI
nhân lực khoa học công nghệ

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.