Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Chính sách

Thừa Thiên Huế: Rà soát sắp xếp để làng nghề phát huy hiệu quả

Chính sách11:30 | 20/12/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Phát triển nghề và làng nghề được tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng triển khai, tuy nhiên hiện vẫn đang dàn trải, cần sắp xếp lại để phát huy hiệu quả.

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương từ chương trình Festival tinh hoa đặc sản OCOPThừa Thừa Huế kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều lĩnh vựcThừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển ngành dệt may

Nhiều chính sách hỗ trợ nghề và làng nghề

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, khôi phục và phát triển các nghề và làng nghề trên địa bàn. Điển hình như các quyết định kế hoạch: Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế (năm 2020); Ban hành danh mục các sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc nhóm đặc sản địa phương, làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2022-2025 và các giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (năm 2022); Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 (năm 2023); Ban hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 - trong đó có quy định mức hỗ trợ chi bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn…

Hợp tác xã mây tre đan Bao La (huyện Quảng Điền) giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Hồ Đăng Khoa – Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay tỉnh có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ, với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa. Trong đó, công nhận 39 nghề, làng nghề truyền thống, cụ thể: 7 nghề truyền thống, 10 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống tại 8 huyện, thị xã và thành phố Huế. Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận thêm hai nghề truyền thống là mưt gừng Kim Long và rèn Bao Vinh.

Các nghề và làng nghề tại Thừa Thiên Huế đã từng bước phát huy hiệu quả, giải quyết việc làm, đặc biệt là tại các kỳ tổ chức Festival nghề truyền thống Huế. Qua đó, quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống Huế đã đến với người tiêu dùng và khách du lịch với mẫu mã phong phú đa dạng và đậm nét văn hóa độc đáo, góp phần khẳng định và nâng cao vị thế văn hóa Huế, văn hóa di sản. Một số các tour du lịch làng nghề lồng ghép, kết hợp với phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng tại các làng nghề như: Nón lá Thanh Toàn, tranh giấy làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên, hương trầm Thủy Xuân, đan lát mây tre Bao La, gốm Phước Tích,... vừa phục vụ khách du lịch trải nghiệm, vừa trình diễn nghề và bán sản phẩm làng nghề, tạo ấn tượng tốt, mới lạ với du khách; từng bước khôi phục các nghề làng nghề có nguy cơ mai một.

Phát triển nghề, làng nghề không dàn trải, có trọng tâm

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay, quy mô sản xuất tại làng nghề mang tính hộ gia đình, không đăng ký kinh doanh là chủ yếu, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiết bị công nghệ lạc hậu; năng lực trình độ tổ chức sản xuất còn yếu, thiếu tính liên kết và hợp tác trong sản xuất. Do đó, một số làng nghề hiện đang hoạt động cầm chừng, khó khôi phục. Đồng thời, thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề ngày càng bị thu hẹp, sản phẩm làng nghề không có sức cạnh tranh với các sản phẩm thay thế hoặc hàng ngoại nhập nên người lao động bỏ nghề, chuyển đổi sang nghề khác, làng nghề hoạt động khó khăn.

Nghề gốm ở Phước Tích (huyện Phong Điền) ngày càng mai một, chỉ còn mang tính chất bảo tồn nghề truyền thống

Bên cạnh đó, năng lực xúc tiến thương mại của các sản phẩm làng nghề còn yếu, chưa theo kịp với nhu cầu thị trường. Một số nghề, làng nghề truyền thống như: gốm Phước Tích, Phong Hòa; rèn Hiền Lương, Phong Hiền; chài lưới… chỉ mang tính chất tượng trưng bảo tồn nghề truyền thống, phục vụ du lịch trong một số hoạt động sự kiện; không thu hút nhiều hộ, lao động tham gia và mang lại hiệu quả kinh tế không cao….

Liên quan đến vấn đề này, tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế nêu kiến nghị, Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, có quy mô, tuy nhiên cần lưu tâm đến lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

Theo ông Thanh, hiện nay, tỉnh có các chính sách về hỗ trợ, phát triển lĩnh vực này, tuy nhiên còn phân tán. “Vừa rồi, ngành nông nghiệp có trao đổi, đề xuất vấn đề cơ cấu chính sách. Chúng tôi thấy rằng làng nghề gắn với đời sống nông thôn, bây giờ gắn thêm đời sống đô thị và gắn thêm vấn đề phát triển thương mại. Do đó, chúng ta nên có một cái đánh giá toàn diện về làng nghề, nghề nào cảm thấy đủ điều kiện, phát triển thì nên tiếp tục đầu tư mạnh, trái lại nghề nào phát triển cầm chừng chúng ta cũng có lộ trình sắp xếp. Tức là chúng ta không phát triển dàn trải mà phải có trọng tâm. Với mục đích tạo sự ổn định đời sống của nông dân, những người làm ra sản phẩm của làng nghề”, Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Quang Tuấn – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chính sách về phát triển làng nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, thời gian tới tỉnh phải tính toán, rà soát lại nghề nào tiếp tục phát triển, đặc biệt là tìm đầu ra sản phẩm. Hiện nay, một số địa phương tích cực trong việc phát triển cụm công nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ về hạ tầng xây dựng, hệ thống nước thải… đặc biệt nguồn vốn phát triển cụm công nghiệp từ tuyến huyện nên còn khó khăn.

Nguyễn Tuấn
Tags:
làng nghề
Thừa Thiên Huế
nghề truyền thống
Sắp xếp làng nghề
chính sách hỗ trợ nghề

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.