Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Nhịp cầu giao thương

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc sớm đạt trên 300 tỷ USD

Nhịp cầu giao thương15:01 | 22/01/2025
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Với nhiều yếu tố thuận lợi thương mại Việt Nam – Trung Quốc được nhận định đạt 300-400 tỷ USD trong 5-10 năm tới.

Thương mại Việt Nam-Trung Quốc tăng hơn 8 lần sau 15 nămThương mại Việt Nam – Trung Quốc trên đà phục hồi ấn tượngNhiều triển vọng cho nông sản Việt cung ứng vào thị trường Trung Quốc

Nhiều yếu tố thuận

Năm 2024 thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt mốc 200 tỷ USD, đây là thị trường đầu tiên Việt Nam đạt được con số này. Theo ông Đỗ Nam Trung- Nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc, con số này có thể tăng lên 300-400 tỷ USD trong 5-10 năm tới.

Cũng theo Nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, có nhiều yếu tố thuận giúp hai bên đạt kim ngạch trên, đồng thời mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Theo đó, quy mô thị trường của Trung Quốc quá lớn là ‘mơ ước’ của doanh nghiệp khắp thế giới, không chỉ riêng doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, do khoảng cách địa lý gần, tiết kiệm đáng kể chi phí logistics cho doanh nghiệp.

ông Đỗ Nam Trung- Nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc
Ông Đỗ Nam Trung- Nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc

Từ kinh nghiệm thực tế tại khu vực Hoa Đông (bao gồm thành phố Thượng Hải, tỉnh Giang Tô và tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc), ông Nguyễn Thế Tùng - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Thượng Hải, chia sẻ, Hoa Đông là khu vực phát triển mạnh của Trung Quốc.

Thị trường khu vực này có đặc điểm kinh tế phát triển rất cao, năng lực tiêu dùng lớn. Quy mô dân số của 3 địa phương này khoảng 160 triệu dân, GDP chiếm khoảng 20% toàn Trung Quốc. Mức độ đô thị hóa cao, mức độ chi tiêu đứng hàng đầu của Trung Quốc. Cơ cấu tiêu dùng đa dạng, sức mua lớn.

Khu vực Hoa Đông thương mại điện tử và kinh tế số rất phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ này thúc đẩy tiêu dùng, phát triển thêm nhiều mô hình bán lẻ, kết hợp với các mô hình kinh doanh truyền thống cũng như các phương thức mới như thanh toán di động rất mạnh. Tạo nhiều kênh cho doanh nghiệp bước vào thị trường.

Mạng lưới ngành nghề toàn diện, logistics và hạ tầng logictics phát triển góp phần tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.

Mặt khác, mức độ quốc tế hóa của khu vực này cao, có nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển thương mại quốc tế. Đặc biệt hội chợ nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc diễn ra thường niên tại Thượng Hải đã thu hút lượng lớn doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Về thương mại giữa Việt Nam và khu vực Hoa Đông, ông Nguyễn Thế Tùng thông tin, kim ngạch thương mại hai bên chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung. Tỷ lệ hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam vẫn ở mức cao, tuy nhiên Việt Nam đang xuất siêu sang Thượng Hải. Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam Xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chủ yếu là hàng điện tử; nguyên liệu phôi thép, may mặc, cao su, nông sản.

“Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung giao thương ở khu vực phía Nam của Trung Quốc, nhất là những tỉnh giáp biên giới như Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông. Cách thức tiếp cận thường thông qua doanh nghiệp thương mại sở tại để vào thị trường nội địa. Nhưng những năm qua, doanh nghiệp đã quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho thâm nhập thị trường nội địa của Trung Quốc và khu vực Hoa Đông. Việc thâm nhập thị trường chủ yếu thông qua việc tham gia các đoàn xúc tiến thương mại do các bộ ngành, hiệp hội ngành nghề ở địa phương tổ chức”, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Thượng Hải cho hay.

Đầu tiên vẫn là nghiên cứu kỹ thị trường

Tiềm năng mở rộng thị trường Trung Quốc còn rất lớn, tuy nhiên không dễ cho doanh nghiệp Việt khai thác. “Thị hiếu tiêu dùng thay đổi, đặc biệt, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính nữa. Do đó, nghiên cứu kỹ thị trường là vấn đề rất quan trọng”, ông Đỗ Nam Trung nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Thế Tùng nhận định, doanh nghiệp Việt Nam nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thâm nhập thị trường Trung Quốc cần hiểu kỹ về thị trường, bao gồm nhu cầu và tiềm năng thị trường, tình hình các mặt hàng, của cả nước ngoài và của Trung Quốc đã và đang có mặt trên thị trường.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc cho thấy tiềm năng lớn của ngành trái cây này
Sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng của Việt Nam sang Trung Quốc. Ảnh minh họa

Tìm hiểu về văn hóa và tập quán tiêu dùng của người tiêu dùng sở tại cũng rất quan trọng đối với việc cung cấp hàng hóa. Chính sách, quy định về nhập khẩu, thuế quan và yêu cầu chứng nhận sản phẩm của Trung Quốc.

“Doanh nghiệp Việt Nam đã dần dần thay đổi tư duy, trước đây nhiều doanh nghiệp vẫn suy nghĩ đây là thị trường đơn giản hàng hóa không bán được đi đâu lại bán sang Trung Quốc, tuy nhiên không phải vậy, người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày một khó tính hơn”, ông Nguyễn Thế Tùng cho hay.

Cũng theo Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Thượng Hải, thị trường Trung Quốc hiện tương đối phong phú, các doanh nghiệp muốn đưa hàng hóa vào tiêu thụ có thể nghiên cứu một số cách thức phổ biến như: Thương mại điện tử; thông qua nhà phân phối sở tại tìm kiếm đại ký để hợp tác phân phối hàng hóa; tham gia các hội chợ triển lãm tại Trung Quốc nhất là hội chợ chuyên ngành, hội chợ chuyên về nhập khẩu lớn; với các công ty có khả năng có thể cân nhắc lập công ty, văn phòng đại diện để tiến hành kinh doanh và tiến hành phân phối hàng hóa.

“Tìm hiểu và nghiên cứu hợp lý vấn đề sở hữu trí tuệ, bản quyền. Việc đăng ký sở hữu trí tuệ khá quan trọng bởi việc đòi lại bản quyền tại thị trường Trung Quốc rất khó khăn”, ông Nguyễn Thế Tùng cho biết thêm.

Năm 2024 thương mại Việt Nam-Trung Quốc đạt trên 200 tỷ USD, với nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, văn hóa tiêu dùng con số này được dự báo tăng lên 300-400 tỷ USD trong 5-10 năm tới.
Hải Linh
Tags:
Trung Quốc
thị trường Trung Quốc
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc
Trung Quốc
quan hệ Việt Nam-Trung Quốc
xuất khẩu Việt Nam-Trung Quốc
xúc tiến thương mại sang Trung Quốc

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.