Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Nhịp cầu giao thương

Tôm hùm Việt Nam lấy lại vị thế tại thị trường Trung Quốc

Nhịp cầu giao thương13:09 | 24/10/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Sản lượng tôm hùm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã quay trở lại mức cao, sau khi giảm mạnh vào năm ngoái.

Trung Quốc tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt NamViệt Nam đang bán tôm nhiều nhất sang thị trường Trung QuốcNửa đầu năm 2024, xuất khẩu tôm hùm tăng 57 lần

Truyền thông Trung Quốc ngày 22/10 đưa tin, trong 9 tháng năm nay, lượng tôm hùm Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng gấp 33 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của sự biến động này đến từ việc giá tôm hùm thấp và các mối liên kết thương mại chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, 9 tháng năm 2024, tổng lượng tôm hùm nhập khẩu từ Việt Nam đạt 205,87 triệu USD, tăng 3.285% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tôm hùm Việt Nam xuất khẩu trở lại thị trường Trung Quốc
Lượng tôm hùm Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng gấp 33 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: MH

Riêng tháng 9/2024, lượng tôm hùm nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng 133,9% so với tháng trước đó và tăng 2.336% so với cùng kỳ năm 2023.

Nguyên nhân của sự biến động này đến từ việc giá tôm hùm thấp và các mối liên kết thương mại chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài ra, nhu cầu về tôm hùm của Trung Quốc cũng tăng đáng kể. Trong vòng 12 tháng, tính đến hết tháng 9/2024, lượng tôm hùm nhập khẩu của Trung Quốc từ tất cả các thị trường tăng 40,86%, đạt 558,24 triệu USD, trong khi giá nhập khẩu giảm 23%.

Các nhà phân tích lý giải sự gia tăng đột biến này có nghĩa là người tiêu dùng Trung Quốc vẫn có nhu cầu với các loại thực phẩm cao cấp, mặc dù có sự do dự trong chi tiêu nói chung. Nhờ chi phí nhập khẩu từ Việt Nam tương đối thấp do chênh lệch về lao động và vận chuyển, nên tôm hùm Việt Nam có giá cạnh tranh hơn so với tôm hùm từ một số nước cung cấp khác như Australia và Canada.

Đặc biệt, ngành nuôi trồng thủy sản trong nước không thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, cùng với các sản phẩm của Việt Nam rẻ hơn, việc tăng cường nhập khẩu từ quốc gia láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc là một biện pháp khắc phục đơn giản cho tình trạng này.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm hùm Việt Nam đã quay trở lại thực đơn của Trung Quốc vào năm ngoái sau thời gian tạm dừng. Chuyên gia VASEP cho biết, Trung Quốc cơ bản đã nới lỏng các quy định nhập khẩu hải sản sau khi đại dịch Covid-19 lắng xuống. Các thỏa thuận hai chiều tiếp theo cùng với các quy tắc tự do hóa thương mại của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã tạo điều kiện cho việc mở rộng xuất khẩu tôm hùm.

Trung Quốc cũng chuẩn bị khởi động lại việc nhập khẩu tôm hùm Australia. Tại diễn đàn khu vực ASEAN gần đây tại Lào, Bắc Kinh và Canberra đã nhất trí dỡ bỏ lệnh tạm dừng gần bốn năm đối với các lô hàng tôm hùm vào cuối năm nay. Năm 2019, năm cuối cùng có dữ liệu được ghi nhận, hơn một nửa lượng tôm hùm nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Australia.

Ngọc Ngân
Tags:
thị trường Trung Quốc
xuất khẩu tôm hùm
Tôm hùm Việt Nam
Sản lượng tôm hùm của Việt Nam
lượng tôm hùm nhập khẩu
tôm hùm nhập khẩu

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.