Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Tin tức

Top 7 nhóm sản phẩm nông sản có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD

Tin tức20:49 | 01/07/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Xuất khẩu nông sản tiếp tục là lĩnh vực thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cũng như khẳng định thương hiệu các loại nông sản của nước ta.

Việt Nam có nhiều điểm sáng để xuất khẩu nông sản sang châu PhiTrung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản trọng điểm của Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, hầu hết các nhóm lĩnh vực đều tăng trưởng dương.

Đóng góp vào kết quả trên, có 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Top 7 nhóm sản phẩm nông sản có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD
Gạo và hạt điều là 2 sản phẩm tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu trong top 7 nhóm sản phẩm nông sản có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD

Cụ thể, cà phê đạt 3,22 tỷ USD, cao su đạt 1,1 tỷ USD, gạo đạt 2,98 tỷ USD, rau quả đạt 3,43 tỷ USD, hạt điều đạt 1,92 tỷ USD, tôm đạt 1,63 tỷ USD, sản phẩm gỗ đạt 4,99 tỷ USD.

Trong đó, gạo và hạt điều là 2 sản phẩm tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 4,68 triệu tấn (tăng 10,4%), giá trị tăng 32%; hạt điều đạt 350.000 tấn (tăng 24,9%), giá trị tăng 17,4%.

Riêng mặt hàng cà phê, tuy khối lượng đạt 902.000 tấn (giảm 10,5%) nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 50,4% nên giá trị xuất khẩu tăng đạt 3,22 tỷ USD (34,6%).

Việc đạt được kim ngạch hơn 3 tỷ USD chỉ trong nửa năm là kỷ lục trong lịch sử của ngành hàng này. Bởi đây cũng là con số tương đương với kim ngạch xuất khẩu các loại cà phê của cả năm 2021.

Cà phê của Việt Nam hiện được hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đặt mua. Trong tháng 5/2024, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang phần lớn các thị trường truyền thống và tiềm năng đều giảm, trừ Trung Quốc.

Tính chung đến hết ngày 15/6, Việt Nam đã giảm xuất khẩu cà phê sang các nước như: Đức, Ý, Mỹ, Nga. Ngược lại, tăng xuất khẩu sang những thị trường như: Tây Ban Nha, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Hà Lan và Trung Quốc.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm vì lượng xuất khẩu cao trong niên vụ 2022 – 2023 và một năm ngoài chu kỳ sản xuất hai năm một.

Hiệp hội Cà phê – Ca Cao Việt Nam (VICOFA) thông tin, nguồn cung cà phê ở trong nước gần như đã cạn. Hơn nữa, hàng tồn kho của doanh nghiệp và nông dân cũng không nhiều.

Vì vậy, từ nay đến cuối tháng 9/2024, lượng xuất khẩu của nước ta sẽ giảm dần, dù giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục.

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê các loại sẽ đạt trên 5 tỷ USD. Đây sẽ là mức cao nhất trong lịch sử.

Với ngành rau quả, sầu riêng, thanh long, chuối, nhãn... đều là những mặt hàng trái cây đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu nửa đầu năm, bên cạnh các sản phẩm chế biến. Trong khi đó, các thị trường chủ lực cũng ghi nhận mức tăng 10 - 50% so với cùng kỳ năm 2023, trừ Hà Lan giảm mua.

Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc vẫn là những thị trường lớn. Hết tháng 5/2024, những nước này đã nhập tăng 30 - 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Thái Lan chi 74,5 triệu USD và Hàn Quốc là 136 triệu USD mua rau quả Việt.

Riêng Trung Quốc, 5 tháng đầu năm, nước này đã mua 1,7 tỷ USD nông sản Việt, tăng 33% so với cùng kỳ 2023. Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nông sản Việt có nhiều lợi thế xuất sang đây nhờ vị trí địa lý, tương đồng trong văn hóa ẩm thực.

Sầu riêng là một trong số nông sản được thị trường tỷ dân này ưa chuộng. Hồi tháng 4, Việt Nam lần đầu vượt Thái Lan về xuất khẩu loại quả này sang Trung Quốc với 32.750 tấn.

Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam ông Đặng Phúc Nguyên dự báo, xuất khẩu rau quả năm nay tiếp tục tăng trưởng 15 - 20%. Nếu tận dụng tốt các cơ hội từ các nghị định thư, xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD. Mức này tăng 0,5 - 1 tỷ USD so với kế hoạch đưa ra cuối năm ngoái của ngành nông nghiệp.

Ngọc Ngân
Tags:
xuất khẩu nông sản
sản phẩm nông sản
kim ngạch xuất khẩu nông sản

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.