Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Nhịp cầu giao thương

Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu rau quả Trung Quốc

Nhịp cầu giao thương10:40 | 17/02/2025
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2024 Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu rau quả từ thị trường Trung Quốc, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023.

Hàn Quốc là thị trường thứ hai nhập khẩu rau quả của Việt NamTrung Quốc là thị trường lớn nhất của nông sản Việt NamNhập khẩu rau quả từ thị trường Trung Quốc tăng 21,2%

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2024 Việt Nam đã chi hơn 2,4 tỷ USD mua rau quả từ các nước, tăng 24% so với cùng kỳ 2023. Trong 16 thị trường chính, Trung Quốc và Mỹ có lượng xuất khẩu rau quả sang Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất.

Cụ thể, Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu rau quả Trung Quốc, tăng 25% so với 2023. Mức mua mặt hàng này từ Mỹ là 544 triệu USD, tăng 64% - mức cao nhất trong 16 thị trường. Tính chung rau quả Việt Nam mua từ hai thị trường này đạt trên 1,5 tỷ USD trong năm ngoái.

Australia xếp thứ ba, với 151 triệu USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm trước đó. Xếp thứ 4 là thị trường Myanmar với 138 triệu USD.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu rau quả Trung Quốc, tăng 25% so với 2023
Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu rau quả Trung Quốc, tăng 25% so với 2023. Ảnh minh hoạ

Tính riêng trái cây tươi, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong năm vừa qua đạt 1,4 tỷ USD, tăng 33%. Hai nhà cung cấp lớn nhất phải kể đến Mỹ (467 triệu USD) và Trung Quốc (437 triệu USD).

Trong đó, các mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất bao gồm táo (275 triệu USD), nho (161 triệu USD), quýt (91 triệu USD), lê (48 triệu USD), cam (29 triệu USD) và sầu riêng (21 triệu USD). Đặc biệt, nhập khẩu sầu riêng của Việt Nam tăng gấp 11 lần so với năm 2023 nhưng tỷ trọng còn hạn chế.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu rau củ đạt 669 triệu USD, tăng 4,4% so với năm 2023. Hiện đậu các loại là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất với 179 triệu USD. Bên cạnh đó, Việt Nam còn chi 144 triệu USD nhập khẩu tỏi và 77 triệu USD cho nấm.

Một số chủng loại rau củ như xà lách (tăng 72%), cải thảo (tăng 51%), bắp cải (tăng 27%) được nhập ồ ạt so với năm 2023, còn hành củ, hành tây lại giảm đáng kể.

Theo khảo sát trên thị trường, giá bán các loại trái cây mua từ Mỹ, Trung Quốc rẻ hơn so với trước. Hiện giá nho của hai nước này nhập về Việt Nam dao động 80.000-200.000 đồng một kg; táo 49.000-150.000 đồng. Mức này giảm 20-30% so với 2023.

Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu rau quả từ Hàn Quốc đạt 56 triệu USD, Ấn Độ 57 triệu và New Zealand là 105 triệu USD, giảm 12-17% so với cùng kỳ 2023.

Ngọc Ngân
Tags:
xuất khẩu rau quả
thị trường Mỹ
Nhập khẩu rau quả
thị trường Trung Quốc
nhập khẩu táo
nhập khẩu nho
kim ngạch nhập khẩu rau củ

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.