Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Giá cà phê hôm nay

Xuất khẩu cà phê giảm về lượng, tăng giá trị: Chuyên gia nói gì?

Giá cà phê hôm nay16:57 | 04/07/2024
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam lý giải nguyên nhân xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm của Việt Nam giảm mạnh về lượng nhưng tăng hơn 40% về giá trị.

Áp lực tỷ giá, cà phê nội “lao dốc”?Giá cà phê cao nhất 20 năm: Lo "cơn sốt" giá kéo theo "cơn sốt" trồng cà phêViệt Nam "trùm" 2 loại hạt: Giá tăng kinh ngạc, nông dân thu bạc tỷ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt khoảng 902 nghìn tấn, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên giá trị lại tăng đáng kể, đạt 3,2 tỷ USD, tăng tới 34,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Trả lời Báo Công Thương, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam cho biết: Giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê trong nửa đầu năm 2024 tăng vọt dù sản lượng xuất khẩu giảm là do giá cà phê xuất khẩu đã tăng lên mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

Chuyên gia lý giải về kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng nhưng sản lượng giảm?
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam. Ảnh: VICOFA

“Dù sản lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ nhưng kim ngạch lại tăng gần 40%, đạt 3,2 tỷ USD là do giá cà phê tăng cao”, ông Hải nói.

Về nguyên nhân khiến sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm nay giảm mạnh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Việt Nam chỉ rõ: Nguyên nhân đầu tiên là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khô hạn kéo dài dẫn đến năng suất cà phê ở Tây Nguyên - vùng trọng điểm trồng cà phê của Việt Nam - cũng như nhiều nơi trên thế giới bị sụt giảm.

Thứ nữa, hạn hán, sâu bệnh ảnh hưởng nặng tới năng suất cây cà phê cà phê ở nhiều nơi. Tính riêng tỉnh Gia Lai, đã có khoảng 4.800 ha cà phê, tương đương 5% tổng diện tích trồng cà phê toàn tỉnh bị nhiễm bệnh rệp sáp. Trong đó, nhiều diện tích bị nhiễm nặng do thời tiết nắng nóng kéo dài, sau đó mưa đầu mùa tạo môi trường nóng ẩm, kích thích bệnh rệp sáp phát triển mạnh. Tỷ lệ thiệt hại tại một số khu vực của tỉnh Gia Lai lên đến 50%.

Bên cạnh đó, những năm qua, giá cà phê xuống thấp, chỉ khoảng 40.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân chuyển đổi sang cây trồng khác có lợi nhuận cao hơn như sầu riêng, bơ, chanh dây,... dẫn đến giảm diện tích và sản lượng cà phê. Ngoài ra, một số diện tích cà phê đã già cỗi nhưng chưa được tái canh cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Ngoài ra, giá cà phê thời gian qua tăng cao, lên đến hơn 120.000 đồng/kg, khiến các doanh nghiệp kinh doanh cà phê phải huy động lượng vốn lớn để thu mua hàng. Tuy nhiên, nguồn cung cà phê trong nước lại thiếu hụt do niên vụ vừa rồi cà phê đã được người dân bán hết. Doanh nghiệp phải chờ đến tháng 10, tháng 11 mới có cà phê vụ mới để xuất khẩu.

"Do nguồn cung cà phê Việt thiếu hụt do nhiều nguyên nhân trong khi giá cà phê thế giới đang tăng cao, dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục đà tăng trong thời gian tới", ông Hải cho biết thêm.

Tuy sản lượng cà phê niên vụ 2023 - 2024 giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,47 triệu tấn do ảnh hưởng của hạn hán và sâu bệnh, nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm nay dự kiến vẫn có thể đạt trên 5 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử, nhờ giá cà phê tăng cao.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 6/2024, nước ta xuất khẩu 84,6 nghìn tấn cà phê, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá cà phê xuất khẩu tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước và lên mức cao kỷ lục từ trước tới nay, nên giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tháng 6/2024 vẫn lên tới 300 triệu USD.

Lũy kế 6 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 902 nghìn tấn cà phê, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù, sản lượng giảm, nhưng do giá tăng cao, nên kim ngạch xuất khẩu cà phê 6 tháng năm 2024 của cả nước đạt 3,2 tỷ USD, tăng tới 34,5% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê chắc chắn sẽ vượt trên 5 tỷ USD, thậm chí có thể lên tới 6 tỷ USD - mức cao nhất trong lịch sử.

Lý giải về sản lượng cà phê xuất khẩu giảm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết do sản lượng thu hoạch vụ cà phê vừa qua giảm mạnh, khiến nguồn cung cho xuất khẩu giảm thấp.

Nguyễn Thanh
Tags:
giá cà phê
xuất khẩu cà phê
giá cà phê trong nước
giá cà phê thế giới
Giá cà phê Arabica
giá cà phê trong nước hôm nay
giá cà phê Tây Nguyên
giá cà phê Đắk Lắk
giá cà phê Kon Tum
Giá cà phê Đắk Nông
Giá cà phê trực tuyến
giá cà phê Gia Lai
Giá cà phê nhân xô
giá cà phê Robsuta
Giá cà phê nhân xô
giá cà phê 4/7/2024
giá cà phê mới nhất 4/7/2024
giá cà phê hôm nay 4/7/2024
Giá cà phê
giá cà phê nhân xô
giá cà phê Kon Tum
giá cà phê Tây Nguyên
giá cà phê Gia Lai
giá cà phê Arabica

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.