Đường dây nóng: 0866.59.4498 - Thứ sáu 21/03/2025 14:01

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thươngmedia.congthuong.vnkinhte.congthuong.vnven.congthuong.vn

Tin nóng:

he-thong-thuong-vu

Nhịp cầu giao thương

Yếu tố nào định hình thị trường dệt may 5 năm tới?

Nhịp cầu giao thương15:25 | 11/02/2025
Theo dõi Cơ hội giao thương trên

Dù bất định nhưng vẫn có những yếu tố tác động và định hình thị trường dệt may thế giới nhưng quan trọng vẫn là sự linh hoạt và thích nghi của doanh nghiệp.

Giá sản phẩm hấp dẫn hơn Trung Quốc: Doanh nghiệp dệt may làm cách nào?Doanh nghiệp lo mất cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗCơ hội cho doanh nghiệp dệt may tìm nguồn cung ứng mới

5 yếu tố lớn

Với những cú quay xe bất ngờ, không thể đoán định trong những năm qua cho thấy thị trường dệt may sẽ tiếp tục bất định và dễ bị tác động bởi các yếu tố khách quan từ kinh tế vĩ mô, xung đột địa - chính trị, biến đổi khí hậu …

Theo nghiên cứu từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, có một số xu thế định hình ngành dệt may trong các năm tới, gồm: Bền vững và kinh tế tuần hoàn; tự động hóa và số hóa; cá nhân hóa; ưu tiên di chuyển/thiết lập lại cơ sở sản xuất gần với thị trường tiêu thụ chính; thay đổi chính sách và quy định.

Mỗi yếu tố sẽ là thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp nỗ lực nghiên cứu, đầu tư thông minh để có thể tồn tại, cạnh tranh trong bối cảnh thị trường có quá nhiều thách thức.

Sản xuất dệt may. Ảnh: Cấn Dũng
Doanh nghiệp dệt may linh hoạt ứng phó với biến động thị trường, chủ động trong sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Cấn Dũng

Đơn cử yếu tố bền vững và kinh tế tuần hoàn, người tiêu dùng và các thương hiệu ngày càng ưu tiên tính bền vững do sự quan tâm về môi trường và các quy định của chính phủ hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Do đó, sẽ có sự gia tăng về nhu cầu hàng dệt may bền vững, sử dụng sợi tái chế, bông hữu cơ và các vật liệu phân hủy sinh học.

Tuy nhiên, theo ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, dù là xu hướng đang lên nhưng mấy năm trở lại đây lượng tăng lên của sản phẩm xanh không nhiều. Thậm chí năm 2024 sản lượng tiêu thụ mặt hàng quần áo xanh và từ nguồn nguyên liệu tái chế thấp hơn năm 2023.

“Như vậy, giữa xu thế và thực tế của quá trình đi lên có sự khác biệt. Thế giới đang chuyển vào góc độ trước khi tái chế thì giảm số lượng tiêu dùng và tái sử dụng để giảm lượng rác thải, sẽ tiết kiệm hơn”, ông Lê Tiến Trường nói.

Về tự động hóa và số hóa, những năm tới các công nghệ tiên tiến sẽ tiếp tục định hình ngành công nghiệp dệt may, tập trung vào cải thiện hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao tính bền vững và đáp ứng nhanh hơn nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên với ngành may không phải lúc nào cũng tự động được. Nếu đơn hàng nhỏ lẻ, hàng thời trang sử dụng cắt tự động không hợp lý, do đó đòi hỏi sự uyển chuyển linh hoạt, chọn lọc công đoạn từng khâu để đảm bảo hiệu quả vì giá trị đầu tư rất lớn.

Doanh nghiệp cần hỗ trợ

Như vậy có thể thấy, dù xác định được những yếu tố có thể chi phối thị trường dệt may tuy nhiên sự linh hoạt trong điều hành, phù hợp với thực tế vẫn rất quan trọng.

Để có thể đáp ứng tốt các yếu tố, giúp ngành dệt may Việt Nam có thể phát triển bền vững với mức tăng trưởng 2 con số, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng nêu một vài khuyến nghị về chính sách hỗ trợ.

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Về tín dụng, cần nới lỏng điều kiện cấp tín dụng hoặc cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các doanh nghiệp dệt may phục hồi sau giai đoạn khó khăn.

Về đầu tư, do đặc thù ngành gắn chặt với thị trường, cần đơn giản hóa thủ tục đầu tư để rút ngắn thời gian đưa vào sản xuất thực tế, chiếm lĩnh thị trường. Hỗ trợ đầu tư phát triển các cụm công nghiệp sợi - dệt - nhuộm - hoàn tất giúp khép kín chuỗi cung ứng, chi phí logistics, tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Cùng đó, các cơ quan chức năng hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan thông qua các hiệp định thương mại tự do. Tham gia đàm phán cấp Chính phủ để hỗ trợ sản phẩm dệt may tại các thị trường lớn, khắt khe như Mỹ, EU.

Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ và chuyển đổi xanh thông qua việc cung cấp hỗ trợ tài chính, phát triển các công cụ như tín dụng xanh, ưu đãi thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sản xuất xanh, tuần hoàn; các công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, và giảm phát thải.

Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió trong sản xuất. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo về công nghệ sản xuất hiện đại, sản xuất xanh để phục vụ nhu cầu nhân lực cho thời gian tới.

Tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho việc thu hút nhân tài, lao động kỹ thuật chất lượng cao. Khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu phát triển vật liệu bền vững như sợi sinh học, sợi tái chế gốc cellulose.

Năm 2025 thị trường dệt may thế giới được nhận định có khởi sắc nhưng không nhiều, đơn hàng vẫn nhỏ, thời gian gia hàng ngắn, yêu cầu chất lượng ngày một khó đòi sự linh hoạt trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Hải Linh
Tags:
dệt may
doanh nghiệp
Tập đoàn Dệt may Việt Nam
doanh nghiệp dệt may
Thị trường dệt may

Tin mới nhận

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Giá heo hơi tăng cao, thị trường thịt heo nhập khẩu bùng nổ

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Việt Nam được dự báo lọt Top 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đặt mục tiêu 18 tỷ USD trong năm 2025

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vận tải biển tăng trưởng mạnh, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Vương quốc Anh - thị trường tiềm năng cho chè Việt Nam

Cơ hội giao thương

Chuyên trang cơ hội giao thương của Báo Công Thương

Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Minh

Phó tổng biên tập: Nguyễn Tiến Cường

® Giấy phép hoạt động Chuyên trang của Báo điện tử số 24/GP-CBC do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 9/8/2023

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0866.59.4498

Tel: 0243.936.6400 - Fax: 0243.936.6402

Email: [email protected]

Tòa soạn: Tầng 10-11, Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.